Xe ô tô, xe máy là cứu tinh của môi trường?

Leave a Comment
     Trước khi phát minh ra xe hơi, ngựa là phương tiện di chuyển, vận tải chính của con người. Nó là một người bạn của loài người từ rất lâu lâu rồi. Từ những câu chuyện, bộ phim về xã hội hay các cuộc chiến cổ trang cho tới thế kỷ 19, ngựa đã là loài vật cực kỳ quan trọng không thể thiếu. Ngựa có thể chở người đi xa, kéo xe hàng, xe chở khách, di chuyển vào những địa hình khó khăn và cũng đóng vai trò cực kỳ cao trong các cuộc chiến tranh. Khi bạn bị ốm nặng, bác sĩ sẽ băng băng trên lưng ngựa để đến với bạn, khi nhà bạn bị cháy, lính cứu hỏa cũng phi ngựa với bình chữa cháy đến nhà bạn.
 Tính đến cuối thế kỷ 19, thành phố New York Mỹ có 3,4 triệu dân thì cũng có tới hơn 200.000 con ngựa. Tức tỷ lệ là cứ 17 người thì có 1 con ngựa.  Ngựa ăn cỏ, hiền lành, có tác dụng rất đa dạng, đúng không? Và hãy xem ngựa đã mang đến tác hại gì cho thành phố New York nói riêng và các thành phố khác trên toàn thế giới nói chung?



  Những toa xe hàng được kéo bằng sức ngựa gây tắc đường kinh khủng. Nếu không may một con ngựa bị gãy chân trên đường, không còn cách nào tốt hơn ngoài việc bắn chết nó tại chỗ. Đưa xác ngựa lên xe vào đi tiếp là hết tắc sao? Không, điều đó lại không xảy ra như vậy. Ngày nay các bạn đi xe máy, ô tô, các bạn mua bảo hiểm cho chiếc xe của mình phải không? Hồi ấy cũng vậy! Rất nhiều chủ ngựa mua bảo hiểm cho những con ngựa của mình, và để đảm bảo không có sự gian lận trong bảo hiểm, quy định đặt ra là phải có bên thứ ba đủ uy tín để xác nhận cái chết của con ngựa là hợp lệ. Và bên thứ ba ấy là một bác sỹ thú y nào đó hoặc Hiệp hội Bảo vệ Động vật Hoa Kỳ đến và chứng nhận. Ôi, thật là rườm rà, và đường tắc cứ tiếp tục tắc thôi.
Tác hại thứ 2 đó chính là ô nhiễm tiếng ồn. Tiếng bánh xe ngựa và tiếng những con ngựa hí vang tròi gây ra rất nhiều âm thanh chói tai. Đó cũng chính là nguyên nhân phổ biến của bệnh căng thẳng thần kinh lúc bấy giờ.
   Một thống kê khá thú vị nữa là tỷ lệ tai nạn do ngựa gây ra năm 1900 ở New York là 1/17000 người. Còn tỷ lệ tai nạn do xe cộ gây ra năm 2007 cùng nơi là 1/30000 người.. Vậy an toàn giao thông thời nào đang có dấu hiệu tốt hơn?
   Và tác hại kinh khủng nhất mà ngựa mang lại, đó là ô nhiễm môi trường. Liệu có nhầm không, xe hơi, mô tô hiện nay mới gây ô nhiễm chứ, ngựa mới mang đến sự trong lành cho không khí??? Không! Trung bình 1 con ngựa thải ra 11kg chất thải mỗi ngày, 200.000 con ngựa của TP New York sẽ là 2,1 triệu tấn phân mỗi ngày!!!  Chúa ơi, lấy đâu ra chỗ để chứa nhường ấy phân ngựa đây? Ở những bãi đất trống, có nơi phân ngựa chất cao 18 mét. Phân ngựa trên đường hằn thành rãnh dài. Mùa hè đến và dù bạn có đang ở thiên đường cũng ngửi thấy mùi hôi thối bốc lên. Và mưa to thì sao nhỉ, cũng không cần phải nói ra đúng không các bạn! Nếu các bạn để ý rằng những ngôi nhà quý tộc thượng lưu ngày xưa luôn cao hơn mặt đường rất nhiều, đó là để chủ nhân những ngôi nhà ấy có thể đứng cao hơn "biển phân ngựa" ở dưới đấy!  Không những thế, phân ngựa còn là thức ăn dồi dào cho hàng đống các loại ruồi nhặng.  Phân ngựa còn gây ra khí methane, loại khí gây hiệu ứng nhà kính khủng khiếp.


 Và cứu tinh cho tất cả những điều trên là gì? Xe hơi ra đời nhờ những tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Ngựa bị đẩy lui ra ngoại ô và các vùng nông thôn. Các thành phố lớn tiếp tục phát triển khi thoát khỏi địa ngục do ngựa gây ra. Xe hơi là vị cứu tinh của môi trường. Nghe thật hài hước.

Cứu tinh của thế kỷ 20 lại là thảm họa của thế kỷ 21. Giờ đây xe hơi lại chính là tác nhân hàng đầu hủy hoại môi trường sống của con người. Với hơn 1 tỷ chiếc xe và hàng chục nghìn lò đốt than đá rải ra khắp thế giới thì lượng carbon thải ra là vô cùng khủng khiếp. Các nghiên cứu khoa học cho thấy Trái đất có 5% sẽ tăng nhiệt độ đến mức tự hủy diệt chính nó. Giải pháp của vấn đề khó khăn này lại tạo ra những vấn đề khác nan giải không kém. Đúng như thuyết định mệnh.
    Và hiện nay con người cũng đang bế tắc giống một thế kỷ trước họ bế tắc trước phân ngựa vậy. Nhưng loài người là một giống loài tuyệt vời, họ sẽ luôn tìm ra giải pháp  để hóa giải các vấn đề. Còn biện pháp đó có trở thành một vấn đề nan giải khác trong tương lại hay không thì hãy để thời gian trả lời.
 Dựa theo chương 1 cuốn Siêu kinh tế học hài hước

0 nhận xét:

Đăng nhận xét